Shophouse là gì? Vì sao lại có sức hút mạnh mẽ đến vậy?

5
(5)

[Shophouse là gì] Những năm gần đây, shophouse ngày càng phổ biến và được coi là loại hình bất động sản hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Bài viết dưới đây Shophouse Bình Thuận sẽ cung cấp thông tin cụ thể về shophouse.

Shophouse là gì?

Hiện nay, mô hình shophouse đang tạo nên cơn sốt lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư. Vì vậy, trước khi “xuống tiền”, nhà đầu tư cần tìm hiểu shophouse là gì? hay nhà phố thương mại là gì? để nắm được kiến thức tổng quan về loại hình sản phẩm này, từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn.

Shophouse hay nhà phố thương mại được định nghĩa là mô hình kết hợp giữa căn hộ để ở với cửa hàng sử dụng cho các hoạt động kinh doanh thương mại.
Shophouse hay nhà phố thương mại được định nghĩa là mô hình kết hợp giữa căn hộ để ở với cửa hàng sử dụng cho các hoạt động kinh doanh thương mại.

Shophouse hay nhà phố thương mại được định nghĩa là mô hình kết hợp giữa căn hộ để ở với cửa hàng sử dụng cho các hoạt động kinh doanh thương mại. Loại hình sản phẩm này rất phổ biến ở các đất nước phát triển và đang được ưa chuộng hơn trên thị trường bất động sản Việt Nam nhờ khả năng sinh lời ổn định.

Theo lịch sử, nhà phố thương mại hay shophouse được ra đời vào thế kỉ XIX trong thời kỳ thuộc địa, được hình thành với quy mô lớn ở một số quốc gia Đông Nam Á. Ở thời điểm hiện tại, shophouse dần trở nên quen thuộc tại các đất nước Châu Á phát triển như dãy phố shophouse ở Penang, Malacca thuộc Malaysia,…

Còn ở châu Âu, các shophouse nổi tiếng được biết đến như: Avenue Montaigne Paris, 5th Avenue,… tất cả đều góp mặt trong “top” những khu mua sắm nhộn nhịp, sầm uất và hiện đại, sang trọng bậc nhất thế giới.

Phân loại shophouse

Hiện nay, mô hình nhà phố thương mại được chia thành 2 loại hình chính là shophouse khối đế và shophouse nhà phố thương mại thấp tầng. Mỗi dòng sản phẩm đều có những ưu điểm và thiết kế riêng biệt nhằm cung cấp đến khách hàng đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình dựa trên nhu cầu và mục đích cá nhân.

Shophouse khối đế

Shophouse khối đế là loại căn hộ được thiết kế tại tầng đế của các toà chung cư, thường nằm ở tầng 1 – tầng 5 và có thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm. Trong khoảng thời gian này, nhà đầu tư có quyền thực hiện nhu cầu kinh doanh cá nhân của mình, sau 50 năm kể từ ngày mua, nhà đầu tư sẽ hoàn trả lại cho chủ đầu tư.

Shophouse khối đế là loại căn hộ được thiết kế tại tầng đế của các toà chung cư, thường nằm ở tầng 1 - tầng 5 và có thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm.
Shophouse khối đế là loại căn hộ được thiết kế tại tầng đế của các toà chung cư, thường nằm ở tầng 1 – tầng 5 và có thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm.

Loại hình shophouse khối đề này không phải để ở, do đó, nhà đầu tư không được cung cấp các loại giấy tờ tạm vắng hay tạm trú,…

Shophouse nhà phố thương mại 

Shophouse nhà phố thương mại thấp tầng là loại hình được xây dựng ở các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch được phê duyệt. Đặc biệt, shophouse nhà phố thương mại thấp tầng có quy định tương đương như các căn biệt thự và sẽ được cấp quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo luật đất đai quy định.

Shophouse nhà phố thương mại 
Shophouse nhà phố thương mại

Sở hữu diện tích lớn từ khoảng 85m2 – 250m2, nhà phố thương mại thấp tầng không chỉ mở ra địa điểm kinh doanh thuận tiện mà còn tạo nên không gian sống hiện đại, đẳng cấp cho chủ sở hữu. Loại hình này với thiết kế từ 4 – 5 tầng, trong đó 2 tầng đầu tiên được xây dựng với mục đích kinh doanh còn các tầng còn lại là không gian sinh hoạt chung cho cả gia đình.

Xem thêm: Nhà Phố Thương Mại Shophouse Novaworld Mũi Né Marina City Phan Thiết – Tư vấn 0377.356789

Ưu điểm nổi bật của Shophouse

Loại hình căn shophouse nhận được sự quan tâm lớn và trở thành một trong những kênh đầu tư địa ốc sôi động tại Việt Nam nhờ sở hữu ưu điểm nổi bật về vị trí đắc địa cùng thiết kế thông minh.

Ưu điểm nổi bật của Shophouse
Ưu điểm nổi bật của Shophouse

Nằm tại vị trí cực kỳ đắc địa 

Được quy hoạch và phát triển tại vị trí “vàng” – nơi có mật độ dân cư đông đúc và hầu hết đều hướng ra trục đường chính, gần các tuyến đường giao thông quan trọng. Shophouse có thể tiếp cận với nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào, hỗ trợ cho quá trình kinh doanh tối đa và tạo điều kiện để chủ sở hữu tối ưu hoá nguồn doanh thu.

Bên cạnh đó, shophouse thường được quy hoạch tại các đại đô thị lớn. Tại Hà Nội, các dự án shophouse sầm uất, sôi động và thời thượng có thể bắt gặp tại các đại đô thị như Vinhomes Ocean Park hay Vinhomes Smart City,… Điều này giúp chủ sở hữu có cuộc sống tiện nghi và trọn vẹn khi dễ dàng di chuyển đến các công trình tiện ích đi kèm của dự án như công viên, trung tâm thương mại, bệnh viện, giáo dục,…

Số lượng có hạn 

Căn shophouse được thiết kế chủ yếu để phục vụ nhu cầu mua sắm của cư dân và khách tham quan, với số lượng có hạn, chỉ từ 2 – 5% tổng số sản phẩm của dự án.

Trước khi quyết định “xuống tiền”, các nhà đầu tư nên xác định loại hình phù hợp để phát triển kinh doanh thuận lợi. Những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cư dân và cộng đồng khách hàng xung quanh như thời trang, nhà hàng,… có thể đảm bảo tính cạnh tranh cao hơn.

Thiết kế thông minh 

Các căn shophouse được xây dựng và thiết kế với chiều cao 2 tầng trở lên tách biệt nhau và mặt tiền rộng rãi, phù hợp với nhiều chức năng khác nhau. Ngoài ra, shophouse đều có thiết kế thông minh, đi theo phong cách nội thất hiện đại và tinh tế.

Nhắc đến lối thiết kế thông minh, không thể không nhắc đến các khu shophouse thấp tầng của một số đại đô thị như Vinhomes Grand Park hay Vinhomes Ocean Park. Tại đây, mỗi căn shophouse đều có thiết kế phổ biến như Đông Dương, Địa Trung hải với hệ thống cửa kính kịch trần nhằm giúp chủ sở hữu sắp xếp, bày trí các sản phẩm và dịch vụ của mình thuận tiện nhất.

Thuận tiện di chuyển, đi lại 

Thông thường, các dự án căn shophouse toạ lạc tại vị trí trục đường chính, nơi tập trung dân cư đông đúc hoặc gần các tụ điểm du lịch, khu vui chơi giải trí,…Do đó, cư dân có thể di chuyển thuận lợi đến các các tuyến đường huyết mạch hay các tiện ích nội và ngoại khu nhanh chóng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Officetel là gì? Tìm hiểu tính pháp lý của căn hộ officetel

Tính thanh khoản cực tốt 

Tính thanh khoản của loại hình sản phẩm này được các chuyên gia đánh giá cao do số lượng hữu hạn và sở hữu chức năng 2 trong 1 – vừa để ở vừa để kinh doanh buôn bán.

Đặc biệt, so với đầu tư vào đất nền, loại hình căn shophouse được đảm bảo hơn về tính pháp lý do thường được bàn giao khi đã hoàn thiện cơ bản. Còn so với đầu tư vào loại hình căn hộ, giá trị shophouse sẽ ổn định và ít khi có xu hướng giảm.

Lợi nhuận cao từ cho thuê 

Theo nghiên cứu thống kê, con số khai thác của các căn shophouse lên đến 8 – 12%/năm. Tỷ lệ này không chỉ vượt xa việc cho thuê căn hộ chung cư hoặc gửi lãi suất tại ngân hàng mà còn hạn chế tối đa những rủi ro và mạo hiểm như đầu tư vào chứng khoán.

Tiềm năng tăng giá cao 

Trong những năm gần đây, mô hình nhà phố thương mại shophouse đã khẳng định được vị thế của mình nhờ khả năng sinh lời bền vững. Bên cạnh đó, các chuyên gia địa ốc cũng dự báo rằng số lượng shophouse sẽ giới hạn trong những năm tới, nhưng nhu cầu đầu tư ngày càng cao. Điều này sẽ tạo ra động lực phát triển và thúc đẩy giá trị shophouse không ngừng tăng lên.

Ngoài ra, shophouse thường được phát triển tại những đại đô thị lớn, thừa hưởng những điều kiện hoàn hảo như vị trí toạ lạc vàng, quy hoạch đồng bộ, thiết kế thông minh và cư dân đông đúc, góp phần đảm bảo lợi nhuận đầu tư shophouse ổn định và sinh lời lâu dài.

Hạn chế của Shophouse 

Ngoài những ưu điểm nổi bật được kể trên, nhà phố thương mại shophouse còn tồn tại một số hạn chế như tính pháp lý hay giá thành vẫn khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn.

Giá thành cao 

Những ưu điểm nổi bật của shophouse khiến loại hình sản phẩm này thường đắt hơn so với những căn hộ thông thường. Ngoài ra, việc số lượng các shophouse khan hiếm đôi khi khiến các nhà đầu tư phải tham gia bốc thăm hoặc đấu giá để giành quyền sở hữu. Điều này càng làm tăng giá trị của shophouse.

Lợi nhuận kinh doanh phụ thuộc vào số lượng và chất lượng cư dân 

Kinh doanh shophouse phụ thuộc nhiều vào khu dân cư nơi dự án đang được triển khai, vì vậy có thể không phải lúc nào cũng thu được kết quả như mong muốn. Nếu cư dân đông, điều này đồng nghĩa với lượng khách hàng tiềm năng lớn và cơ hội kinh doanh tốt hơn. Ngược lại, nếu mật độ cư dân ít thì cơ hội bán hàng bị hạn chế.

Thời gian sở hữu bị giới hạn 

Một điểm hạn chế khác của nhà phố thương mại shophouse khiến giới đầu tư lo ngại đó là giá trị sổ đỏ của loại hình sản phẩm này chỉ có hiệu lực trong vòng 50 năm theo chính sách của từng vị trí. Điều này tạo ra những trở ngại không nhỏ về tâm lý và tài chính của nhà đầu tư khi muốn kinh doanh lâu dài.

Có nên đầu tư vào loại hình Shophouse không? 

Thực tế cho thấy, nhà phố thương mại shophouse có nhiều lợi thế lớn mà không phải loại hình bất động sản nào cũng có được. Vì vậy, mạnh dạn đầu tư kinh doanh shophouse chính là quyết định đúng đắn và sáng suốt. Đầu tư vào mô hình này chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho nhà đầu tư.

ảnh 5

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng nên chú ý rằng, shophouse ở Việt Nam còn đang gặp rất nhiều lỗ hổng về mặt pháp lý. Điều này khiến nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn khi bán lại hoặc cho thuê.

Để đầu tư vào shophouse hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất, nhà đầu tư cần phải lưu tâm đến mọi yếu tố cả về ưu điểm lẫn hạn chế mà loại hình sản phẩm này sở hữu.

Bài viết này hữu ích với Bạn chứ ?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu: 5

Chưa có đánh giá cho đến hôm nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *